Từ này thì tôi không cần phải giới thiệu nhiều nữa bởi vì hầu như chúng ta đã nghe và thấy gần như là mỗi ngày trong cuộc sống. Tôi cũng không rõ nó xuất hiện từ khi nào, chỉ biết trong những cuộc giao tiếp dân dã, đùa vui thì từ “xàm” rất ưa được sử dụng.
Nhưng từ “xàm” thì có gì đặc biệt mà chúng ta lại xài nó dễ dàng và thường xuyên như vậy ? Cùng tôi tìm hiểu ý nghĩa của từ Xàm tại goctomo.com nhé .
Nội dung
Một số người tin rằng từ “xàm” có nguồn gốc từ những người dân phía Nam, ý nghĩa chính là để ám chỉ một lời nói, hay một nội dung cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, vô vị, không đầu không đuôi, không có ý nghĩa hoặc gây phản cảm với cuộc trò chuyện, khiến người đang nói chuyện với mình cảm thấy khó chịu.
Đôi lúc từ “ xàm ” còn chỉ một hành động, việc làm vớ vẩn của ai đó khiến ta cười nhạo, chế giễu.
Ví dụ :
“ Hôm qua tao ăn tới ba bữa : sáng, trưa, tối đó mày !
Mày xàm quá ! Rảnh quá ! ”
Một bạn đã gửi tin nhắn cho một admin của một fanpage trên Facebook và được admin công khai như sau :
Bạn đó : Ad ơi, người yêu em tốt cực í. Tốt lắm í. Mua quà cho em đủ thứ, lại còn hay dẫn em đi ăn, đi chơi. Cái gì cũng chiều theo ý em cả.
Admin : Thế thì chúc mừng bạn.
Bạn đó : Vâng, cảm ơn ad. Em cố tình khoe với ad vậy thôi à. Biết ad không có người yêu, ngày Valentine chắc sẽ cô đơn lắm nên em muốn khoe với ad là em có người yêu và em đang rất hạnh phúc vậy đó.
Admin : …..
Những tin nhắn này đã khiến cư dân mạng phẫn nộ và để lại bình luận. Trong đó có :
“ Em gái , em nên trở về hành tinh cùng với người yêu của em đi. Em xàm quá rồi đó ! ”
“ Con điên ! Xàm lol gì đâu ! ”
Từ “ xàm ” quả thật không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật, nó xuất hiện rất tự nhiên và gần gũi. Thậm chí nó còn biểu đạt cảm xúc buồn cười, tức giận của bất cứ ai nếu họ đang ở trong hoàn cảnh bình thường, không quá trang trọng và lịch sự.
“ Xàm ” không những đứng một cách độc lập mà còn được ghép với một số chữ khác tạo thành những từ mang tính vui nhộn, tăng thêm hài hước hay cảm xúc cho câu nói hơn :
Ta có thể thấy những từ rất quen thuộc sau đây mà chúng ta hay dùng trong văn nói thường ngày :
Tiếng Việt quả thật vô vàn phong phú. Chỉ một ý nghĩa thôi mà đã có sơ sơ khoảng chục từ và cụm từ khác nhau, lại còn được dùng trong những câu chuyện khác nhau và còn tùy ở người sử dụng.
Tuy nhiên cần lưu ý, từ “ xàm ” chỉ nên dùng trong văn nói hàng ngày và giữa những người trẻ như chúng ta thì hơn. Không dùng từ này khi giao tiếp, đối đáp với những người lớn tuổi hay trong hoàn cảnh nghiêm túc, lịch sự và trang trọng , bởi nếu thế thì khác nào vô tình tự biến mình trở thành một đứa “ xàm ” chẳng ra gì trong mắt người khác.
Tác giả: Phương Thụ