Theo nghị định của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội đề ra, đơn vị hành chính các vùng trên lãnh thổ Việt Nam khi được gọi thành phố thì phải đạt được một số tiêu chí nhất định về diện tích, dân số, các công trình hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất… hay phải đạt được một mức độ quan trọng nhất định về chính trị.
Nếu một thành phố được xem như đơn vị hành chính cấp tỉnh thì đó chính là thành phố trực thuộc Trung ương. Còn lại các thành phố tương đương với cấp huyện thì được gọi là thành phố trực thuộc tỉnh.
Nhưng làm thế nào một thành phố có thể được xem là trực thuộc Trung ương ?
Một điều ta có thể thấy rõ ở các thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay đó đều là những thành phố lớn – có nền kinh tế phát triển vượt trội hơn so với những tỉnh thành khác, là những khu vực quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và là động lực thúc đẩy quan trọng cho sự phát triển của một vùng, liên vùng, thậm chí là cả quốc gia.
Ít nhất các thành phố này phải có cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải phát triển, nằm ở những vị trí giao thông thuận lợi giữa các vùng, có cơ sở khoa học công nghệ, giáo dục cao, dân cư đông, có nền tảng kinh tế – xã hội ổn định…